Friday, August 17, 2018

TUYỂN NGƯỜI BẢO VỆ SINH MỆNH - Phần 2: Bạn “mất” gì khi học khởi nghiệp tư vấn tài chính (TVTC)?


TUYỂN NGƯỜI BẢO VỆ SINH MỆNH

(Life Protection Consultant Recruitment)


Phần 2: Bạn “mất” gì khi học khởi nghiệp

tư vấn tài chính (TVTC)?



Tóm tắt đề mục:
2.1.   Học nghề gì cũng tốn tiền
2.2.   Có nghề không tốn tiền học
2.3.   Bạn bắt đầu có cảm tình nghề TVTC
2.4.   Học nghề miễn phí có tốt không?
2.5.   Tri ân nơi đào tạo


2.1. Học nghề gì cũng tốn tiền:
Chắc chắn ai cũng hiểu khi học bất cứ ngành nghề gì, phần lớn đều phải tốn tiền. Nếu bạn đang là học sinh, sinh viên, cứ đến hẹn lại lên bạn sẽ phải đóng học phí định kỳ cho nhà trường, chưa kể tiền sách vở, đồng phục, ăn uống, đi lại và một số chi phí khác.

Trừ phi bạn may mắn nhận được học bổng từ các trường đại học (nếu có xin chúc mừng bạn), nhìn chung chi phí ăn học đều do công sức dài hơi của bậc cha mẹ, mong muốn con em mình được học hành tử tế, sau này nên người, công thành danh toại. Biết bao tiền của, mồ hôi và nước mắt, kể cả nỗi đắng cay của bậc sinh thành hầu như dốc hết vào đó để xây đắp một niềm tin, để vẽ lên một ước mơ có chân dung đẹp đẽ mang tên bạn!

Sở dĩ chúng tôi dùng những chữ nước mắt hay nỗi đắng cay là vì có khi cha mẹ phải đi vay nợ cho bạn đóng học phí, gửi tiền cho bạn tiêu xài mà bạn nào hay biết, vì các bậc sinh thành cứ âm thầm làm, không muốn cho bạn biết, chỉ muốn bạn yên tâm học hành thôi. Bạn nghĩ xem vay tiền có dễ không dù là vay người dưng hay vay người nhà? Bạn vào nhà băng vay tiền xem có dễ không? Giả sử bạn cho rằng vay tiền rất dễ, thì trả nợ vay là dễ hay khó? Ở đây chúng tôi muốn thử “đột nhập” vào tư duy của bạn để nhấn mạnh một điều mà có lẽ bạn chưa bao giờ nghe nói đến, đó là vay tiền cũng là “chi phí danh dự” đấy bạn. Bạn nên ghim bốn chữ này vào đầu nhé!

Bạn thử nghĩ mà xem những người lao động phổ thông khi lập nghiệp đều phải tốn tiền học nghề hết. Ví dụ như nghề trang điểm, làm bánh, may đồ, lái xe v.v…, ai cũng phải trả học phí từ vài triệu đồng trở lên tùy theo mức độ, dù thu nhập của họ không cao, mà có khi phải vay mượn đâu đó một chút vốn liếng lận lưng. Đó là lý do vì sao người phương Tây thường rỉ tai nhau “There is no free lunch in the market”, tạm dịch là không có bữa trưa nào miễn phí trên thị trường đâu. Nói rộng ra, khi làm bất cứ việc gì đều phải tiêu hao nguồn lực, tài nguyên.

Học nghề xong, những người lao động phổ thông này xắn tay ngay vào việc mưu sinh, không màng tới bất kỳ loại chứng chỉ nào hết, mà có để làm gì khi công việc mang tính giản đơn. Dù thế nào đi chăng nữa, kiểu gì cũng phải “cày” để kiếm sống, trả nợ vay, chứ đâu có thời gian… rảnh rỗi sinh nông nổi. Giả sử bạn mở một quán café nhỏ bên vỉa hè đường phố Sài Gòn hoa lệ, bạn thừa biết mình đâu cần phải có cái gọi là bằng tốt nghiệp “cử nhân café thuốc lá” đâu nào!


2.2. Có nghề không tốn tiền học:
Nhìn chung, học nghề gì cũng tốn tiền hết, ấy thế mà hiện nay bạn có thể tìm thấy một ngành đào tạo khởi nghiệp vừa miễn phí dạy nghề, vừa cấp chứng chỉ hành nghề cho học viên đấy. Đó là ngành gì vậy? Còn ngành nào ngoài BHNT!

Thật kỳ lạ trong ngành BHNT, các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) không thu bất kỳ khoản phí đào tạo khởi nghiệp nào như để chia sẻ một phần gánh nặng tài chính cho học viên. Không chỉ miễn phí tiền học không thôi, mà các tài liệu, giáo trình khởi nghiệp hoặc quy trình sản phẩm đều phát miễn phí cho học viên luôn. Tóm lại, “free” tuốt tuồn tuột!

Chắc bạn sẽ mau chóng kết luận rằng học khởi nghiệp TVTC chẳng mất một xu, thế thì tội tình gì mà không học và nhận bằng nhỉ? Chúng tôi hoàn toàn nhất trí với bạn, nhưng có một-thứ-bạn-phải-mất-đi mà chưa kịp nhận ra đấy.

Ủa, hồi nãy mới nói miễn phí, sao giờ lại nói mất đi? Mất gì hãy nói mau đi!


Bạn thân mến,

Ngay thời điểm bạn cầm trên tay chứng chỉ BHNT cũng chính là lúc bạn tự “xóa nạn mù chữ” về nó. Có ai muốn ôm ấp mãi trong lòng cái “nạn mù chữ” đó như phút mặc niệm đau lòng hay muốn xóa sạch nó đi như một kỷ niệm đẹp lòng?

Nếu bạn thật sự có ý thức bảo vệ sức khỏe và sinh mệnh cho bản thân, gia đình và cộng đồng như những đại lý tân tuyển nói trên hay với tầm nhìn rộng hơn bạn đã nhìn thấu rõ chân tướng của ngành BHNT như một nghề nhân văn, nhân ái và có đạo đức, bạn còn chần chừ gì nữa mà không đăng ký học khởi nghiệp TVTC và gia nhập vào đội ngũ của chúng tôi? Xóa được cái “nạn mù chữ” BHNT thì trong lòng mình nó “sướng âm ỉ”, nó “sướng mê ly”, thế thì tại sao bạn lại hoãn cái sự sung sướng í lại nhỉ?

Tác giả tại Trung tâm Phát triển Chuyên nghiệp Manulife.

Tới đây, giả sử bạn muốn “sửa lưng” chúng tôi một chút bằng việc lật lại vấn đề rằng khi học nghề TVTC cũng mất thời gian, công sức, di chuyển đi tới đi lui chứ bộ! Thưa vâng, bạn chỉ được cái nói đúng. Tuy nhiên, xin cho phép chúng tôi giơ tay phát biểu rằng khi ngủ, bạn cũng mất thời gian, công sức, di chuyển “lăn qua, lăn lại” chứ không à? Ví như có anh chàng mê ngủ đến nỗi cô nàng phải thốt lên trời ơi sao anh ngủ nướng hoài vậy “sướng chi những cuộc li bì”? [3]

Hy vọng bạn cũng là người có óc khôi hài một chút nhé. Ở đây, chúng ta đang nhấn mạnh rằng trên đời này có những thứ khi mất đi chúng ta không những không thấy tiếc rẻ gì hết, mà còn muốn chúng “biến” đi cho khuất mắt, trong đó có “xóa nạn mù chữ” về BHNT!


2.3. Bạn bắt đầu có cảm tình nghề TVTC:
Nếu đọc tới đây mà bạn cảm thấy bản thân mình dường như ta đã [4]fall in love” với nghề TVTC thì chúng tôi sung sướng lắm. Bạn biết không, nhiều khi chúng tôi tự hỏi tại sao trên đời này có nhiều người sáng suốt tìm đến nghề BHNT như vậy. Này nhé, trước đó họ cũng chỉ là khách hàng tham gia BHNT để bảo vệ bản thân và gia đình thôi. Đây là điều tuyệt vời, bởi vì họ sống có trách nhiệm, không chỉ thể hiện tình cảm yêu thương qua những lời nói suông, mà còn bằng những hành động cụ thể và thiết thực đối với bản thân và gia đình.

Sau một thời gian ổn định kinh tế gia đình, họ đăng ký tham gia học BHNT để hiểu rõ hơn hợp đồng đã ký của mình. Trước đó, trong vai khách hàng họ đã trải nghiệm sự phục vụ mà các nhà TVTC khác dành cho họ. Nay trong vai nhà TVTC, họ muốn tự tay mình đi chăm sóc bảo vệ cho các gia đình và cộng đồng xung quanh. Rất thiết thực phải không bạn?


Bạn thân mến,

Bạn có thể tự vấn bản thân mình đang ở đâu trong hai giai đoạn này? Có thể bạn chưa kịp định vị mình ở giai đoạn hai do nhiều nguyên nhân khách quan như hạn chế di chuyển hay gánh nặng tuổi tác…, nhưng đừng bao giờ khước từ “hương vị” của giai đoạn một bạn nhé, vì sẽ gây ra những hậu quả khôn lường sẽ được lý giải ở những phần sau.

Gia đình chúng tôi may mắn đang sống rất bình an và hạnh phúc nhờ trải nghiệm cả hai giai đoạn tuyệt vời đó. Xin đừng hiểu nhầm chúng tôi tự khoe mình khôn ngoan hay sáng suốt gì cả. Chúng tôi chỉ đơn giản học tập những tấm gương tốt của những người đi trước mà thôi. Nếu chúng tôi được thì bạn cũng sẽ được, thậm chí còn được tốt hơn thế nữa.

Vậy, câu hỏi đặt ra cho chính bạn là bạn đã sẵn sàng chưa?

Chuông reo là… học nè (học nghề nghiêm túc)!
Chuông reo là… bán nha (chào hàng tận tâm)!
Chuông reo là… tuyển nhé (tuyển dụng chất lượng)!

Tác giả tại lớp đào tạo kỹ năng Manulife.

2.4. Học nghề miễn phí có tốt không?
Trở lại câu chuyện DNBH không thu phí đào tạo dạy nghề TVTC, nhờ 25 năm kinh nghiệm trong ngành tài chính-ngân hàng, không quá khó để chúng tôi lý giải nguyên nhân vì sao. Tuy nhiên, thay vì mổ xẻ nguyên nhân đó, chúng tôi mong muốn bạn thay đổi cách nhìn về nó.

Cụ thể, thay vì nói miễn phí đào tạo, bạn nên nhận thức đúng đắn và nói một cách logic rằng ‘chi phí đào tạo bằng không’, tức khẳng định vẫn có chi phí đào tạo, và con số đó là zero. Trong bối cảnh hiện nay, các DNBH nhận định chưa đến mức phải thu phí đào tạo thế thôi. Cho đến khi nào thị trường phát triển và cạnh tranh ở đỉnh cao, thì họ muốn thu phí cũng chẳng muộn. Lúc đó, thi chứng chỉ TVTC có đóng phí cũng như thi chứng chỉ Anh văn, thi bằng lái ô-tô vậy thôi. Nước lên thì thuyền lên, khi luật chơi thay đổi thì chúng ta phải thích ứng một cách nhạy bén với thời cuộc.

Việc không thu phí đào tạo không hẳn tốt đâu bạn nhé, bởi vì trên đời này không có cái gì là hoàn toàn tốt và cũng không có cái gì là hoàn toàn xấu nếu bạn biết tiếp nhận vấn đề với góc nhìn đa chiều với tư duy phản biện sắc bén. Điểm cộng của việc không thu phí đào tạo nghề TVTC đó là giúp bạn tiết kiệm một khoản tiền. Tuy nhiên, điểm trừ của việc này là vì không mất phí nên nếu không khéo bạn rất dễ lơ là, xa rời mục tiêu, không đánh giá đúng bản chất, thậm chí còn xem thường việc học nghề.

Phải hết sức cẩn thận trong việc thể hiện thái độ này bạn nhé, bởi vì coi chừng tự mình rơi vào cái bẫy ‘xem thường nghề nghiệp’ được phản chiếu là ‘xem thường bản thân’. Với thái độ xem thường nghề nghiệp từ lúc học, thì làm sao phục vụ tốt cho khách hàng lâu dài được, rồi dẫn đến hậu quả khách hàng bất mãn phản ánh lên công ty và sẽ không bao giờ giới thiệu chúng ta cho bất cứ ai khác.

Có phải rằng khi thi chứng chỉ tiếng Anh có đóng phí, bạn sẽ rất siêng năng, nghiêm túc trong việc học để đạt chứng chỉ đó. Bằng không, bạn sẽ thi đi, thi lại hoài và “vỗ béo” trường kỳ cho các trung tâm ngoại ngữ mà thôi.


2.5. Tri ân nơi đào tạo:
Với góc nhìn thấu đáo và sâu rộng hơn, việc DNBH không thu phí đào tạo dạy nghề chỉ nên hiểu là miễn phí cho chính bạn thôi, chứ không thể nào miễn phí với họ được. Bạn không phải trả tiền học, nhưng họ đứng ra tổ chức khóa học, trả thù lao cho giảng viên, chịu chi phí điện nước, in ấn tài liệu, trực nhật, bảo vệ v.v…, tức xét về mặt tổng thể có sự tiêu tốn nguồn lực xã hội rồi đấy bạn ạ, hoàn toàn nhất quán với câu “There is no free lunch in the market” như đã nêu trên.

Chẳng giấu gì bạn, chúng tôi cũng cảm thấy thích thú khi học khởi nghiệp TVTC tại Manulife mà không tốn phí. Chưa hết đâu nhé, sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề TVTC, chúng tôi còn được học 8 lớp đào tạo kỹ năng tuyệt vời tại đây mà cũng chẳng tốn một đồng xu cắc bạc nào hết. Nếu bạn đặt chân vào cánh cửa rộng mở này, bạn cũng sẽ được y như vậy.

Cho dù Manulife hay các DNBH khác có giàu xụ đến mức họ không cần thu phí đào tạo, thì chúng tôi vẫn luôn tâm niệm mình phải làm một điều gì đó có lợi ích chung để bày tỏ lòng biết ơn, và bài viết tâm huyết này là một trong những cách thể hiện đó. Điều tuyệt vời là chúng tôi tự nguyện viết trên tinh thần hoàn toàn tự do phóng khoáng, không có bất kỳ sự sắp đặt có dụng ý nào cả.

Nếu bạn băn khoăn một cách chân tình rằng sau khi học khởi nghiệp TVTC và 8 lớp đào tạo kỹ năng tại Manulife xong rồi mà bạn vẫn không muốn hành nghề này thì có sao không? Nói thẳng ra là bạn muốn tận dụng khai thác môi trường đào tạo tuyệt vời tại Manulife để làm “bàn đạp” cho quá trình nộp đơn tìm việc, gần giống như một số bạn sinh viên mới tốt nghiệp ráng tranh thủ học khóa khởi nghiệp TVTC Manulife như đã nêu ở phần 1.

Trả lời ngắn gọn: chẳng có sao cả!

Tại sao như vậy? Đơn giản quá mà, bạn có xắn tay vào làm thì bạn mới tích lũy kinh nghiệm thực tế và nếm trải thành quả lao động của mình trên tinh thần “có làm có hưởng, không làm không hưởng”. Đối với các DNBH có lịch sử lâu đời vài trăm năm như Manulife, mọi hành vi ứng xử của bạn hay khách hàng đều đã được họ thu thập và phân tích xử lý dữ liệu hết rồi. Nói cách khác, họ đã “đọc” hết suy nghĩ và ý định của bạn rồi đấy chứ. Chứ bạn nghĩ rằng đợi đến lúc bạn “ra tay” thì họ ngồi thở dài ngao ngán “đời chán như con gián” à?

Bạn cũng không cần phải ôm trong lòng một “mặc cảm tội lỗi” là lợi dụng Manulife gì hết. Tại sao lại như vậy? Cũng đơn giản quá mà, Manulife đã mở toang cánh cửa đào tạo rồi, dù bạn không bước vào thì cũng sẽ có người khác bước vào thôi, rất đúng câu “không mợ thì chợ vẫn đông”. Nếu không tin thì hàng tuần thân mời bạn cùng chúng tôi ghé thăm Phòng Huấn luyện – Trung tâm Phát triển Chuyên nghiệp của Manulife, rồi hổng chừng bạn cũng sẽ xuýt xoa đại loại như “Ối dzào ồi, sao lắm mợ thế này, cũng khối cậu hăng say”!

Quang cảnh phòng học đào tạo khởi nghiệp TVTC tại Manulife.

Nếu bạn đã cầm trên tay chứng chỉ TVTC mà không hành nghề, thoạt đầu cũng uổng cho bạn thiệt, cũng phí cho Manulife chứ. Nhưng thật ra Manulife vẫn ghi điểm cộng đấy. Ủa, bạn học mà chẳng hành vậy mà Manulife vẫn ghi điểm là sao? Điểm cộng đó là họ đào tạo cho xã hội, chứ không phải cho riêng họ nữa. Tinh thần “Think Big” (tạm dịch “nghĩ lớn” hay “tư duy rộng mở”) là ở chỗ đó. Chỉ có những tập đoàn hùng mạnh và có tầm vóc toàn cầu mới nuôi dưỡng và duy trì bền vững tư duy đó.

Liệu chúng ta không học được điều gì từ tinh thần đó hay sao? Câu hỏi xác đáng nhất đó là giả sử nhờ chứng chỉ Manulife, giúp “đánh bóng” đôi chút cái CV (Curriculum Vitae, SYLL) của bạn mà qua đó bạn dễ tìm việc khác hoặc gặp thuận lợi trong công việc, liệu bạn có muốn bày tỏ lòng biết ơn bằng cách này hay cách khác cho đơn vị đào tạo hay không? Bạn tự giải mã câu trả lời nhé!

Kể cả bây giờ Manulife có thu phí đào tạo khởi nghiệp TVTC và 8 lớp đào tạo kỹ năng bổ sung áp dụng cho chính bản thân tôi, thì chúng tôi vẫn tri ân thôi. Đâu phải người ta thu tiền rồi mình lại “phủi”. Hồi còn nhỏ, anh em chúng tôi luôn được bố mẹ dạy rằng khi ai giúp tụi con bất cứ điều gì thì phải luôn ghi ơn báo đáp. Cái duyên hội ngộ trong khởi nghiệp rất quý, lòng sự tri ân luôn lúc nào cũng đứng vững và vượt qua rào cản của câu chuyện “miễn phí” hay “thu phí”, bởi vì nó luôn tỏa sáng từ tâm bạn.

Bạn có đồng ý với chúng tôi rằng lòng biết ơn vô điều kiện nó sướng lắm, được ví như một dòng chảy năng lượng tích cực luân chuyển xuyên suốt từ tâm ra thân và ngược lại, không bị vướng kẹt vào bất cứ chỗ nào hết. Có thể ngay bây giờ bạn chưa tìm ra cách thức thể hiện điều đó. Không sao cả mà cũng chẳng vội gì, bạn cứ gieo hạt giống tri ân tích cực trong tâm thức mình, rồi đến một ngày nào đó hạt giống ấy sẽ nảy mầm tươi sáng để bạn vui mừng thực hiện điều tốt đẹp, thiện lành đã gieo.

Hy vọng bạn sẽ đồng ý với chúng tôi rằng nếu trên đời này có nhiều gót hồng ‘tri ân tình nghĩa’, thì những gai hồng ‘vong ân bội nghĩa’ sẽ không có cơ hội mọc lên!

(còn tiếp)

Financially yours,

-----
ThS. Trần Trọng Quốc Khanh
(a.k.a. Kingsley Truman Tran)
Chứng chỉ Singapore College of Insurance
Chứng chỉ Manulife Vietnam
mocphuckhang.blogspot.com
Slogan: gìn LỘC giữ LỜI
09 06 99 99 00

=> Phần 3. Định giá sinh mệnh: một trò chơi của đạo đức và trí tuệ!

Phần 1. Ai học nghề tư vấn tài chính (TVTC)?
http://mocphuckhang.blogspot.com/2018/07/tuyen-nguoi-bao-ve-sinh-menh-phan-1-ai.html

Phần 2. Bạn “mất” gì khi học khởi nghiệp tư vấn tài chính (TVTC)?
https://mocphuckhang.blogspot.com/2018/08/tuyen-nguoi-bao-ve-sinh-menh-phan-2-ban.html

Phần 3. Định giá sinh mệnh: một trò chơi của đạo đức và trí tuệ!

Phần 4. Tại sao bạn chọn chúng tôi?



[3] trích nhạc “Đời ta hằng có ly kỳ” của mộc.quốckhanh.
[4] trích nhạc Dường như ta đã” của Mỹ Tâm.

No comments:

Post a Comment