Monday, October 1, 2018

TUYỂN NGƯỜI BẢO VỆ SINH MỆNH - Phần 3: Định giá sinh mệnh: một trò chơi của đạo đức và trí tuệ!




TUYỂN NGƯỜI BẢO VỆ SINH MỆNH

(Life Protection Consultant Recruitment)

Phần 3. Định giá sinh mệnh: một trò chơi của đạo đức và trí tuệ!


       Tóm tắt đề mục:
          3.1.   Trăn trở sinh mệnh con người.
          3.2.   Bảng minh họa tài chính tài tình.
          3.3.   Lý giải tiêu đề phần 3.


3.    Định giá sinh mệnh: một trò chơi của đạo đức và trí tuệ
3.1. Trăn trở sinh mệnh con người:
Sau hai phần nêu trên, hy vọng bạn đang xây dựng cho mình một góc nhìn khách quan, đa chiều về giá trị nhân văn và đạo đức của nghề TVTC với cơ cở lý luận vững chắc, đầy thuyết phục, chứ không phải nghe người này hay ngóng người kia nữa, mà vốn dĩ họ chưa phải là chuyên gia tài chính được đào tạo bài bản trong và ngoài nước. Chính bản thân họ cũng chưa đủ khả năng tự giúp mình, thì làm sao có thể hỗ trợ gì cho bạn, dù chỉ là khơi gợi một phần kiến thức nhỏ nhoi trong biển trời tri thức chói lọi.

Khi bạn có hứng thú tìm hiểu bất cứ vấn đề mới nào, hãy thu thập đầy đủ thông tin về những tổ chức hùng mạnh nhất, liên tục dẫn đầu thị trường trong nhiều năm, rồi bạn sẽ tự có câu trả lời thỏa đáng, thích đáng. Đừng bao giờ lãng phí thời gian quý báu và ít ỏi của mình để đồng lõa với một nhóm thiểu số tiêu cực nào đó.

Ngay lúc này và ngay tại đây, bạn chỉ cần tập trung tự trả lời một số câu hỏi dưới đây.

Ø   Có bao giờ bạn tự hỏi mình có đủ kiến thức và công cụ để bảo vệ tài chính cho bản thân và gia đình mình hay chưa? Bạn có biết cách thức “định giá sinh mệnh” của mình một cách hoàn hảo dưới góc nhìn tài chính hay không?

Ø   Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao suốt một quãng thời gian rất dài mình cứ phải vùi đầu, vùi cổ vào việc “định giá tài sản” hay “định giá doanh nghiệp”, trong khi lại thờ ơ với việc “định giá sinh mệnh” bản thân?

Ø   Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao mình cứ vọng tâm giải mã “chuyện người ta”, trong khi lại không vững tâm giải mã “chuyện người nhà”?

Toàn bộ các câu hỏi đầy trăn trở nói trên cuối cùng sẽ đưa tất cả chúng ta quay trở lại bàn đàm phán hữu nghị và lịch thiệp cho một đòn cân não quyết định với tinh thần trách nhiệm cao nhất, đó là:

Có bao giờ bạn cho rằng sinh mệnh của chúng ta chẳng đáng giá một xu hay thậm chí như một cái giẻ rách nên cần gì phải quan tâm đến nó?

Chắc chắn không phải như vậy, luôn luôn không phải như thế.
Mãi mãi không phải như vậy, vĩnh viễn không phải như thế.

Tác giả tại Trung tâm Phát triển Chuyên nghiệp Manulife.

Thật may mắn và tuyệt vời là chúng ta cùng nhất trí với nhau ở cái ĐIỂM SỐNG CÒN này, mà nhờ đó câu chuyện giữa chúng ta sẽ vẫn có cơ hội tiếp diễn với kết cục có hậu tươi sáng (happy ending). Nói thực lòng nhau, sinh mệnh của chúng ta có giá trị rất cao, nếu không muốn nói là vô giá dựa trên những bài giáo huấn kinh điển từ triết học Phật giáo hoặc triết lý Ki-tô giáo.

Chẳng qua có những lúc chúng ta đối xử quá bất công, thậm chí quá tàn nhẫn với chính bản thân mình, với chính vợ con mình, với chính gia đình mình trong một hoàn cảnh trớ trêu, mà ở đó chúng ta vừa là tác nhân, vừa là nạn nhân của một “canh bạc” vô ý, vô thức.

Có lúc ta niềm nở với tha nhân, nhưng lại nức nở với bản thân.
Có lúc ta háo hức với tha nhân, nhưng lại hậm hực với bản thân.
Có lúc ta bầu bạn với tha nhân, nhưng lại bẽ bàng với bản thân.
Có lúc ta huy hoàng với tha nhân, nhưng lại hốt hoảng với bản thân.


Giả sử có một ai đó đang rơi vào bốn trường hợp nêu trên, rồi bỗng dưng muốn khoe với mọi người rằng tôi là người biết thương người khác, tôi là người biết yêu tha nhân đến nỗi quên cả lợi ích bản thân mình, dạ xin thưa rằng không hẳn vậy đâu, coi chừng ngộ nhận đấy. Vì sao?

Chừng nào mà ta chưa biết trân quý bản thân mình, cơ thể mình, sức khỏe mình, tâm trí mình một cách nghiêm túc và toàn diện, thì thử hỏi liệu trong chính con người mình, tâm hồn mình, có chất liệu gì đáng giá để có thể gọi là chia sẻ lòng thương hay tình yêu dành cho tha nhân đây? Nếu không giỏi về một lĩnh vực nào đó thì ta sẽ chỉ bảo gì cho người khác vậy? Nếu không chuyên về âm nhạc thì ta sẽ truyền cảm hứng đến người yêu nhạc như thế nào nhỉ?

Ngược lại, nếu không khéo hoặc đơn giản chỉ là vô tình trong vô thức, ta sẽ làm hại họ, gây tổn thương cho họ với cái tình yêu ích kỷ, vị kỷ, dù với vẻ bề ngoài mang cái nhãn hiệu cầu chứng “người tri kỷ”. Nghiêm trọng hơn chính là làm đổ vỡ niềm hạnh phúc gia đình hoặc đánh vỡ mối quan hệ đệ huynh. Nghiêm trọng nhất chính là tự đập vỡ mọi nguồn lực như năng lực, tiềm lực, thể lực, tâm lực, trí lực hay nội lực của chính mình.

Kính mời quý độc giả cùng thưởng thức bài thơ “Tri kỷ thiên niên kỷ” của tác giả Mộc Thế Không, rồi tự quyết định sẽ hành xử như thế nào nhé.


TRI KỶ THIÊN NIÊN KỶ

Cuộc săn lùng tri kỷ
Lộ mặt kẻ ích kỷ
Lòi mày gã vị kỷ
Sao lại như thế nhỉ?

Cuộc gieo hạt tri kỷ
Nảy mầm thiên niên kỷ
Ngồi thở sâu xả kỷ
Sao lòng tràn hoan hỉ! [5]


Bạn thân mến,

Rất nhiều người đề cao giá trị của một gia đình hạnh phúc hay gia đình như chốn bình yên, gia đình tựa cõi an nhiên. Ai cũng hiểu điều đó, nhưng đôi khi cứ bị lôi cuốn vào cái vòng xoáy cuộc đời, bỏ bê vợ con, gia đình, rồi lao đầu săn đuổi những mục tiêu giăng đầy rủi ro, cạm bẫy và cám dỗ, trong khi đang có những giá trị tuyệt vời khác cần phải nuôi dưỡng, vun bồi cho gia đình thì lại chưa quan tâm khai thác sử dụng chúng một cách hiệu quả.

Ở độ tuổi như hiện nay, chúng tôi đang tích lũy nhiều trải nghiệm, kinh nghiệm và chất liệu sống để có thể cảm thông trong một chừng mực nào đó rằng:

Có những trò chơi nguy hại ngay từ đầu ta không muốn tham gia, nhưng cứ bị cuốn vào.
Có những ván cờ độc hại ngay từ đầu ta không muốn tham dự, nhưng cứ bị hút vào.
Có những khiêu khích tổn hại ngay từ đầu ta không muốn tham chiến, nhưng cứ bị đẩy vào.
Có những thương vụ ăn hại ngay từ đầu ta không muốn tham mưu, nhưng cứ bị kéo vào.


Trong chiều hướng tích cực, nếu những vấn đề mà ta quan tâm đều là những điều tốt đẹp, giúp người và giúp đời, thì hãy tham gia càng nhiều càng tốt, hãy tham dự càng sớm càng hay, trong đó không thể không nhắc đến sự đóng góp tuyệt vời của ngành BHNT trong gần 20 mươi năm vừa qua, vốn dĩ mang lại nhiều lợi lạc cho nhiều người như:

- nâng niu về thể chất (sản phẩm “Món quà sức khỏe”);
- hạnh phúc trong gia đình (sản phẩm “Gia đình tôi yêu”);
- thành tài cho con cái (sản phẩm “Chấp cánh tương lai”);
- báo hiếu cho cha mẹ (sản phẩm “Tương lai vững vàng”);
- yên vui trong xã hội (sản phẩm “Cuộc sống tươi đẹp”);
- thông minh trong đầu tư (sản phẩm “Điểm tựa đầu tư”),

hoặc góp phần chia sẻ nỗi khổ, niềm đau về mặt tài chính cho những số phận không may, cho những mảnh đời bất hạnh, cho những tổn thất vô cùng to lớn xảy ra ngoài ý muốn không gì có thể bù đắp được cho một kiếp người vẫn còn quá nhiều khổ nạn, vấn nạn.

Kính mời quý độc giả cảm nhận trích đoạn sáng tác đầu tay “Một lá thư nhạc” (1988) của tác giả Mộc Quốc Khanh, qua đó có thấy hình ảnh nào của mình trong “bốn cái một” dưới đây không nhé.


MỘT LÁ THƯ NHẠC

Một lá thư nhạc đề tặng giai nhân đôi mắt xanh nét rất xinh.
Một cánh chim hạc gọi bầy ca hát bên suối tiên chốn vĩnh sinh.
Một tiếng im lặng cuộn theo chiều gió chôn vùi hiển vinh.
Một kiếp mang nặng một cây thập giá ru cuộc sống yên lời kinh.[6]

Bản ký âm “Một lá thư nhạc
Sáng tác & Thủ bút: mộc.quốckhanh

Bạn mình ơi, bạn có hay chăng sáu sản phẩm BHNT tuyệt vời vừa nêu, dù muốn hay không, ít nhiều gì cũng đi ngang qua cuộc đời của chúng ta trong từng giai đoạn nhất định nào đó, và ở từng chặng đường đời đó, hãy biết dừng lại, hãy thở khoan thai, mở rộng lòng mình, xem xét đánh giá lại toàn bộ nhu cầu và khả năng tài chính của mình để tham gia sâu rộng hơn với các sản phẩm hữu ích đó để bảo vệ tài chính cho bản thân, gia đình và xã hội. Bạn thấy không, các DNBH đã chuẩn bị sẵn sàng chào đón bạn trên từng cây số cuộc đời của bạn, trên từng cột mốc cuộc tình của bạn, mà sự bình an về tâm trí sẽ không thể đạt được một cách chủ động và toàn diện nếu không sở hữu trong tay một kế hoạch BHNT.

Nếu bạn và những người xung quanh bạn đang có thực lực tài chính, tại sao lại không tích cực tham gia góp phần vào sự tăng trưởng của nguồn bảo vệ tài chính cho bản thân, gia đình và xã hội. Thật vậy, với những lĩnh vực đầu tư khác bạn có thể phải đắn đo suy nghĩ về mức độ chấp nhận rủi ro hay tỷ lệ lãi lỗ trong các quyết định kinh doanh, nhưng riêng với BHNT bạn hoàn toàn có thể ký nhiều loại hợp đồng khác nhau, vừa chứng tỏ tiềm lực tài chính sung mãn của gia đình mình, vừa khôn khéo đẩy hết rủi ro tài chính sang DNBH: càng sign (ký) càng sướng - càng sướng càng sáng - càng sáng càng sang!

Nói cách khác, nếu ta chủ động giảm bớt hay loại trừ những trò chơi nguy hại, những ván cờ độc hại, những khiêu khích tổn hại, những thương vụ ăn hại hay nói chung là những vấn đề tiêu cực, thì chính chúng ta đã chọn lựa mở toang cánh cửa đón nhận ngày càng nhiều hơn những điều tích cực, những chuyện tuyệt vời trong cuộc sống. Người Pháp có một câu ngạn ngữ rất hay “Abondance de biens ne nuit pas” (tạm dịch: càng nhiều càng tốt, Hán-Việt: đa đa ích thiện).


3.2.   Bảng minh họa tài chính tài tình
Nếu bạn thật sự quan tâm và có ý thức đến câu chuyện đi tìm chiếc chìa khóa vàng giải mã việc “định giá sinh mệnh” bản thân, hãy nhanh chóng đăng ký học lớp khởi nghiệp TVTC, thể hiện tinh thần trách nhiệm với gia đình, tinh thần đồng đội với chúng tôi, qua đó bạn sẽ có lời giải đáp ngay và luôn. Khi đứng vào hàng ngũ của chúng tôi, bạn sẽ được trang bị công cụ tính toán hoàn hảo để tự định giá sinh mệnh bản thân với tư cách một “nhà thiết kế tài hoa” cho BẢNG MINH HỌA ĐỜI MÌNH.

Trong ngành BHNT, bảng minh họa kế hoạch tài chính là một tài liệu kỹ thuật không thể tách rời của hợp đồng bảo hiểm (life insurance policy), trên đó thể hiện một số thông tin chính như: bên mua bảo hiểm (policy owner), người được bảo hiểm (life insured), số tiền bảo hiểm (sum assured), phí bảo hiểm (premium), dòng tiền tích lũy (cashflows)…

Sớm hay muộn gì bạn cũng sẽ nói thầm với chính mình rằng hóa ra mình cũng tự làm được một bảng minh họa tài chính hoàn chỉnh, đến đỗi phải thốt lên “Tôi phục tôi quá!”. Có thật thế không, sao lại như vậy? Bởi vì chỉ có bạn mới có khả năng tự thiết kế bảng minh họa đời mình bằng con mắt tài chính tài tình, chứ chẳng có ai trên đời này có thể làm thay cho bạn đâu.

Giả sử bạn nhờ vả được một ai đó làm thay cho bạn một kế hoạch tài chính với một chi phí hay một “tình phí” tượng trưng chiếu lệ nào đó, sau khi nhận tiền xong có khi họ “” luôn chẳng làm gì hết như đã cam kết giữa đôi bên để rồi bạn phải thốt lên “ngậm đắng nuốt cay, tình ái qua tay[7]. Còn nếu có làm, thì chỉ làm cho có một cách trì trệ với một kết quả đại khái qua loa như một bảng “thành tích đầy thương tích”.

Cớ sao lại như vậy? Bởi vì họ còn phải tập trung nguồn lực thiết kế BẢNG MINH HỌA ĐỜI HỌ chứ bạn, trong đó còn có cha mẹ, vợ chồng, con cái, người thân của họ nữa là. Trong tình huống này, nếu có oán hận gì thì bạn nên tự trách bản thân mình trước, bởi vì bỗng dưng bạn lại hào phóng “bàn giao” cuộc đời mình cho kẻ khác, mà họ chẳng hề quan tâm đếm xỉa.

Hãy chỉ cho chúng tôi biết ai sống thay cuộc đời bạn.
Hãy chỉ cho chúng tôi biết ai già thế cuộc đời bạn.
Hãy chỉ cho chúng tôi biết ai bệnh giùm cuộc đời bạn.
Hãy chỉ cho chúng tôi biết ai chết hộ cuộc đời bạn!

Hãy chỉ cho chúng tôi biết ai có bổn phận với vợ bạn.
Hãy chỉ cho chúng tôi biết ai chịu trách nhiệm với con bạn.
Hãy chỉ cho chúng tôi biết ai cười thuê cuộc đời bạn
Hãy chỉ cho chúng tôi biết ai khóc mướn cuộc đời bạn!


Thương lắm bạn ơi,

Khi bạn chưa đứng vào đội ngũ TVTC của chúng tôi, có thể sẽ có ai đó giúp bạn học lỏm được việc “định giá sinh mệnh” bản thân và bạn cũng là người thông minh, nhanh trí tính nhẩm được kế hoạch bảo hiểm của mình trên vài tờ giấy nháp cỏn con, rời rạc.

Nhưng bạn ơi, từ lý thuyết đến thực hành là cả một chặng đường, chứ không phải chỉ là tên con đường đâu nhé. Liệu có thể chỉ nghe lý thuyết về guitar/piano mà không chịu bỏ thời gian thực hành thì có thể thổn thức với những âm thanh tuyệt vời trên phím đàn đó được chăng? Liệu bạn có thể phục vụ đệm đàn cho ai trong khi không thể đệm đàn phục vụ cho chính bản thân mình, cho chính cuộc đời mình?

Này bạn nhé, bạn phải khởi động “một học trình” để khởi nghiệp “một hành trình”. Bằng không, bảng minh họa trên giấy cũng chẳng khác gì một tờ giấy lộn “hàng tôm, hàng cá” mà thôi nếu nó không được xác thực bằng chữ ký của chính chủ nhân của nó trên đó. Tại sao lại như vậy? Bạn có muốn thêm bằng chứng tâm phục, khẩu phục không?

Nếu bạn quyết định tham gia kế hoạch bảo vệ tài chính cho gia đình, xin nhiệt liệt chúc mừng bạn đã sở hữu một hợp đồng BHNT có dấu ấn chữ ký cá nhân bay bướm không lẫn vào đâu được. Kể từ giờ phút tuyệt vời đó trở đi, bạn vui sống, bạn làm việc, bạn yêu thương, bạn cống hiến với tinh thần an nhiên tự tại hơn rất nhiều so với trước đó, bởi vì giờ đây cuộc đời bạn đã được bảo vệ toàn diện (protection) về mặt tài chính, chứ không phải bị “phơi nhiễm” rủi ro triền miên (exposure) như trước đây, đặc biệt chẳng còn lo ngại gì về “sự kiện bảo hiểm” nữa.

Sự kiện bảo hiểm là một thuật ngữ trong ngành BHNT khi một trong ba trường hợp không may xảy ra ngoài ý muốn (ngoài ý muốn, nhưng không thể tránh mãi dưới tác động của luật vô thường trong cuộc sống), đó là:

(i)  bệnh tật (kể cả các loại bệnh hiểm nghèo, critical illness, CI);
(ii)  thương tật (thương tật toàn bộ và vĩnh viễn, total and permanent disability, TPD) và,
(iii) nằm đất” (decease).

Tuy là tác giả của nhạc phẩm “Những cơn mưa vô thường[8], nhưng chúng tôi cũng không “kết” những từ ngữ có liên quan tới “từ trần, tạ thế” lắm đâu nha, cho nên mới có ý tưởng sáng tạo ra chữ “nằm đất” trong ngoặc kép cho nó vui đời. Vào hồi kết của đời người, đố bạn tìm được bất cứ một nơi chốn nào khác ngoài đất đó. Bạn đừng ngạc nhiên khi thấy phong cách sống lạc quan, yêu đời và tràn đầy năng lượng của chúng tôi luôn thể hiện tính hài hước, hóm hỉnh, ha ha, he he…!!!

Như bạn thấy đó, các chữ bệnh tật, thương tật và “nằm đất” được sắp xếp chọn lọc và gieo vần với nhau một cách điệu nghệ, dù đang nói về lĩnh vực tài chính. Ta có quyền phản đối bất cứ đề xuất nào, nhưng giải pháp thay thế là gì vậy? Liệu có thuyết phục không khi ta chỉ phản đối, chống đối mà chẳng đưa ra một biện pháp nào khả dĩ để giúp người, giúp đời? Tương tự như thế, do cảm nhận cụm từ “bảo hiểm nhân thọ” chưa đã lắm về nghĩa lý và triết lý, nên chúng tôi sử dụng cụm từ “bảo vệ sinh mệnh” để thay thế, bổ sung.

Trong một tình huống ngược lại, nếu bạn đặt câu hỏi với chúng tôi rằng bạn chỉ mới dừng lại ở việc thiết kế một kế hoạch bảo vệ tài chính cho gia đình, nhưng cho đến giờ phút này vẫn chần chừ, vẫn từ từ, vẫn trì hoãn, vẫn sao nhãng chưa chịu hạ bút ký hợp đồng thì có làm sao không, trong khi DNBH sẵn sàng trao cho bạn bản hợp đồng chờ chữ ký của bạn, không khác gì xin chữ ký của một ngôi sao âm nhạc hay minh tinh màn bạc?

Xin thưa rằng chẳng có “sao trăng” gì đâu, nhưng chỉ đặc biệt lưu ý bạn rằng nếu xảy ra “sự cố” bất kỳ, bất định nào đó, bản kế hoạch ấy sẽ hóa thành hư vô, bởi vì bạn và DNBH có ký tá cái chi mô. Đó là lý do vì sao các nhà TVTC thường nhắc đi nhắc lại “một chữ ký, một cuộc đời” là vậy đó bạn, bởi vì ai cũng biết rằng mọi biến cố trong cuộc đời chỉ diễn ra trong tích tắc mà không hề báo nhắc.

Chỉ trong một tích tắc, một chữ ký vô vàn giá trị.
Chỉ trong một tích tắc, không chữ ký muôn vàn lâm ly.


Ca khúc "Những cơn mưa vô thường"
Ca sĩ: Hồng Ngọc  |  Sáng tác: mộc.quốckhanh


Có bao giờ bạn tự hỏi trong một tình huống có tính chất giả định rằng nếu một ngày nào đó xảy ra một sự kiện bảo hiểm ở mức độ nhẹ nhất, bạn muốn “móc túi” DNBH để được chi trả hay bạn muốn “dốc túi” vợ mình để được cãi vã?

Có bao giờ bạn suy nghĩ rằng nếu “móc túi” DNBH thì bạn có thể làm tới làm lui, bởi vì họ rất hùng mạnh về tài chính khi mà tổng quyền lợi bảo hiểm của bạn vẫn còn giá trị sử dụng và giá trị tài khoản của bạn vẫn còn đó số dư có tích lũy nhờ nhiều năm bạn nộp phí bảo hiểm đầy đủ, đều đặn với tính kỷ luật cao. Ngược lại, nếu cứ làm tới làm lui “móc túi” vợ mình, coi chừng có ngày “mậu lúi” như chơi đến mức tức tưởi “tiền khô cháy túi có ai hiểu ta[9]. Khóc ư? Than à? Khóc mà chi, than làm gì, khi mà “nước mắt không vơi được nỗi sầu đâu em[10].

Tới giờ phút này, rất nhiều người chợt “ngộ” ra rằng khi những bất trắc trong cuộc sống xảy ra ngoài ý muốn vượt tầm kiểm soát của mình, dù muốn dù không, kiểu gì cũng phải xài tiền, nói gì cũng phải “dốc hết tiền này ta trả nợ người[11].

Tuy nhiên, nghệ thuật tinh tế và điệu nghệ khi sống trên đời này nằm ở chỗ lấy tiền của ai (Who), việc gì (What), tại sao (Why), khi nào (When), ở đâu (Where) để chi trả mà thôi. Khi khả năng tài chính của đôi vợ chồng son hoặc trong gia đình mình còn giới hạn, có lẽ nào chúng ta lại không đủ sáng suốt để chuyển giao các loại rủi ro về tổn thất tài chính sang các DNBH để họ đảm đương gánh vác, trong khi chính họ rất thiết tha mời gọi và lãnh phần trách nhiệm thực hiện để bảo vệ tài chính cho gia đình mình mà ta lại khước từ là sao?

Nếu bạn là một quý ông hết mực yêu vợ, thương con, hãy trao tặng cho nàng một kế hoạch BHNT. Vợ bạn sẽ hạnh phúc biết bao vì kể từ nay bạn biết giảm bớt phát ra những tín hiệu yêu đương “nhiễu sóng”, có tính chất sáo mòn, rỗng tuếch, lập đi lập lại chỉ bằng những lời nói nhàm chán khô khan, thay vào đó bạn đã thực sự hành động cho nàng, do nàng, vì nàng. Bạn cứ âm thầm thực hiện theo khả năng tài chính hợp lý của mình thôi mà không cần hỏi ý kiến ai hết nhé. Vì sao? Ủa, tham gia ký kết hợp đồng BHNT mà chính vợ con mình là người được bảo hiểm hay người thụ hưởng, chứ có phải lập riêng quỹ đen tiêu xài phung phí hay ăn chơi trác táng đâu mà phải “kính trình” nhỉ!

Khi ta bị ốm đau bệnh tật, mọi chi phí thuốc men, y tế, viện phí theo như ký kết sẽ được DNBH chi trả hết, không còn phải “bòn rút” sạch bách ví tiền của vợ nữa. Thử hỏi nếu phải điều trị bệnh dài ngày mà không có BHNT, liệu cái ví đó sẽ còn đủ sức chống đỡ cho những đợt rút tỉa tiếp theo trong bao lâu đây?

Trong một góc nhìn dạt dào tình cảm yêu thương và tôn trọng lẫn nhau, bản kế hoạch BHNT mang dáng dấp của một bức tranh tình thừa kế tuyệt vời, qua đó ta chấp bút phác họa chân dung người vợ đẹp, chân dung đứa con thơ, vốn dĩ được mặc định là người thụ hưởng cuối cùng mà ta hằng yêu mến nhất trên đời để những người thân thương đó tận hưởng toàn bộ những gì mà ta muốn để lại trước khi bản thân mình sẵn sàng nhập tâm bước vào cuộc tranh đấu sinh tử, bước vào cuộc chiến đấu bất tử cho đến hơi thở cuối cùng. Tuyệt vời thay, mầu nhiệm thay, hơi thở cuối cùng lại đánh dấu sự bắt đầu mới cho một cuộc sống vô cùng như lời dạy của Thánh Francesco d’Assisi “Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời”. Xin hãy ghi lòng tạc dạ lời dạy đó trong tiềm thức, trong tâm thức bạn nhé!
 
Tác giả trong không gian thăng hoa với âm nhạc tại nhà.

Vì lý do tế nhị, chúng tôi sẽ không hỏi sinh mệnh của bạn được định giá bao nhiêu về mặt tài chính, bởi vì dù có đạt đến bao nhiêu đi chăng nữa thì con số đó vẫn là hữu hạn, trong khi dòng đời là vô hạn. Điều mà chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây đó là bất cứ ai tự ra quyết định thiết kế cho mình một con số định giá sinh mệnh có hiệu lực dù ở vai trò khách hàng hay nhà TVTC, tức đang sở hữu ít nhất một hợp đồng BHNT, thì đó là người sống có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và với xã hội. Đó mới là giá trị cốt lõi, đó mới là điều chúng tôi cần nói và đó mới là điều bạn cần biết để hành động một cách mạnh mẽ và dứt khoát.


3.3.   Lý giải tiêu đề phần 3:
Nếu không phải là người từng trải, sắc bén, có bản lãnh sống với nhiều kinh nghiệm va chạm với thực tế, có lẽ bạn sẽ chọn một tiêu đề khác cho phần 3 này như một giải pháp an toàn quen thuộc, và điều đó cũng dễ hiểu.

Tuy nhiên, với chúng tôi cứ thuận theo tự nhiên mà an nhiên thẳng tiến. Chúng tôi thường tự nhủ rằng để tránh tình trạng vội vã, hấp tấp đưa ra những lời nhạt nhẽo, sáo rỗng và vô vị, thà chấp nhận đầu tư thêm một chút thời gian nữa để ghi lại những điều tâm huyết nhất, để truyền dẫn động lực với năng lượng tích cực trên tinh thần:

THÀ RẰNG KHÔNG VIẾT, KHÔNG VIẾT NỬA VỜI!


Tựa đề của Phần 3 có ba từ khóa chính, đó là: đạo đức, trí tuệ và trò chơi. Vậy, chúng ta cùng nhau thử bàn lần lượt về chúng nhé.

Ø  Đạo đức: Đây là phần tạo nhiều cảm xúc thăng hoa nhất, mà ngay ở phần mở đầu chúng tôi đã nhấn mạnh rằng ngành BHNT luôn đề cao hai yếu tố đạo đứckiến thức. Khi bạn thấu hiểu giá trị sinh mệnh và tự nguyện tham gia BHNT ở vai trò khách hàng hay nhà TVTC, bạn hoàn toàn có quyền tự hào mình là người sống có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và với xã hội. Kể từ giờ phút này trở đi, bạn luôn luôn có ý thức giữ gìn sức khỏe hay bảo vệ tính mạng của mình, chứ không phải ký hợp đồng xong rồi thì cứ sống buông thả, bê tha, trác táng, bạt mạng.

Tinh tế hơn, bạn thấu hiểu và sẵn lòng chấp nhận rằng một phần tiền đóng phí bảo hiểm định kỳ của mình sẽ được DNBH sử dụng để chi trả cho những trường hợp bất hạnh không may. Có thể bạn không quen biết gì với gia đình nạn nhân, nhưng khi nộp phí bảo hiểm, bạn đã âm thầm truyền tải những tín hiệu tích cực và gieo mầm những hạt giống yêu thương đến tất cả các trường hợp bất hạnh trong cộng đồng BHNT, mà DNBH là hiện thân của chiếc cầu nối tuyệt vời thay mặt bạn giúp hàn gắn vết thương đó.

Ø  Trí tuệ: Việc tham gia BHNT đòi hỏi phải có kiến thức tài chính chuyên sâu và sự truyền thông hiệu quả giữa khách hàng và nhà TVTC. Không nên vội vã ký bất kỳ một hợp đồng BHNT mà mình còn cảm thấy mơ hồ, mông lung ở một vài chi tiết hay điều khoản nào đó. Mọi thứ đều phải được diễn giải một cách công khai, minh bạch, có phản biện đa chiều và không chấp nhận bất cứ điều khoản nào được xem là ẩn ý hay hiểu ngầm.

Trách nhiệm của nhà TVTC là không ngừng hoàn thiện nâng cao kiến thức để phục vụ khách hàng, còn trách nhiệm của khách hàng là tìm kiếm những nhà TVTC tâm huyết mà mình có thể đặt trọn niềm tin lâu dài về đạo đức, kiến thức và trí tuệ đặt trên nền tảng mối quan hệ bền vững, sâu sắc.

Ø  Trò chơi: Đây là từ ngữ cũng không quá khó để lý giải. Trên thực tế, từ nhỏ đến lớn chẳng phải chúng ta đều thích chơi, ham chơi đó sao. Hồi nhỏ, vào ngày đầu tiên đi học các bé hay khóc vì thích ở nhà chơi hơn. Khi được thầy cô nói ở trường có nhiều trò chơi vui lắm, trẻ con mới nín và chịu vào lớp trên tinh thần “học mà chơi, chơi mà học”. Tương tự như thế, đến tuổi đi làm, chúng ta vận dụng nó sành điệu hơn khi có một chút không khí Thiền (Zen) trong đó, chẳng hạn “làm như chơi, chơi như làm” hay “trong làm có chơi, trong chơi có làm”, nói kiểu gì cũng được miễn sao đạt được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Chỉ dám xin một điều nhỏ nhẹ rằng làm ơn, làm phước đừng bao giờ đến gặp gỡ, ngúng nguẩy, ỡm ờ, rồi phán với chúng tôi một câu xanh dờn “em chã làm, em chã chơi” nhé. Sợ vãi!

Tuy nhiên, trong nội dung bài viết này, phải luôn luôn xác định ngay từ đầu rằng BHNT không phải là một sản phẩm, dịch vụ dễ bán chút nào. Trên đời này, cái gì quá dễ dãi thì người ta có khuynh hướng xem thường, coi nhẹ hoặc không đánh giá hết giá trị của nó. Nếu quá dễ đến nỗi ai cũng làm được, thì khách hàng chẳng cần đến những nhà TVTC như chúng ta làm gì. Do đó, nếu khéo léo biến việc định giá sinh mệnh hay giới thiệu BHNT vốn là công việc vô cùng khó khăn thành một trò chơi hoan hỉ, dễ gợi hứng, dễ truyền đạt, dễ tương tác, dễ cảm thông, thì chúng ta đã biết tạo cho mình một lợi thế tinh thần vô cùng to lớn để quyết tâm vượt qua mọi thách thức, trở ngại lúc nào cũng tồn tại ở phía trước. Nếu người nào cũng chọn ánh sáng thì bóng tối sẽ dành cho ai?[12]

Đó cũng là phong cách và thái độ làm việc quyết liệt của những người theo phương pháp Lập trình ngôn ngữ tư duy (Neuro-Linguistic Programming, NLP), vốn được xem là một kỹ thuật tâm lý học, giúp tái tạo động lực sống tích cực, lan tỏa đến gia đình, học tập, giáo dục, công việc, hợp tác kinh doanh, truyền động lực cho nhân viên, tình đồng nghiệp, tình cảm hôn nhân, quan hệ vợ chồng/con cái và các mối quan hệ xã hội khác.

Vì vậy, đừng quá quan trọng vào câu chuyện nghiệp vụ định giá sinh mệnh hay giải pháp TVTC có phải là trò chơi hay không, và cũng đừng quá bận tâm vào việc dán nhãn, đặt tên lên các khái niệm của thế gian. Điều duy nhất đáng lưu tâm đó là nếu chơi thì chúng ta sẽ chơi như thế nào, nếu chơi thì chúng mình sẽ chơi ra làm sao: chơi tích cực hay chơi tiêu cực, chơi tình nghĩa hay chơi bất nghĩa, chơi đạo đức hay chơi thất đức, chơi kiến thức hay chơi vọng thức, tóm lại là chơi tốt hay chơi tồi, tức luôn hướng tâm mình an trú tại các phẩm chất tối hậu của mọi sự vật hiện tượng, chứ bận tâm gì đến cái tên của nó.

Vì sao? Bởi vì cho dù có cố vắt óc suy nghĩ đặt ra một cái danh hiệu mỹ miều hoặc hay ho như thế nào đi chăng nữa thì giáo lý nhà Phật vẫn xem đó là giả danh (designation) mà thôi, nhờ đó tác giả Mộc Thế Không biết rút ra cho bản thân mình một bài học đầy cảm hứng, đóng dấu ấn cho một sự lựa chọn về một phong cách sống “Thà rằng chơi đẹp, chứ không chơi đểu”.

Sau khi chúng tôi tư vấn hàng giờ đầy nhiệt huyết mãnh lực, đầy năng lượng tích cực để chào đón tuyển dụng bạn vào đội ngũ của chúng tôi hoặc giới thiệu các kế hoạch BHNT tuyệt vời cho bạn, để bạn thấu hiểu tham gia BHNT như thế nào, để bạn thấu hiểu hành nghề TVTC ra làm sao, liệu còn gì tuyệt vời hơn khi bạn quyết tâm chốt hạ với chúng tôi với khẩu khí đanh thép bằng một chữ duy nhất, độc nhất, được nhất, đủ nhất, đã nhất, đẹp nhất: chơi (done)!

(còn tiếp)



Financially yours,

-----
ThS. Trần Trọng Quốc Khanh
(a.k.a. Kingsley Truman Tran)
Chứng chỉ Singapore College of Insurance
Chứng chỉ Manulife Vietnam
mocphuckhang.blogspot.com
Slogan: gìn LỘC giữ LỜI
09 06 99 99 00

=> Phần 4. Tại sao bạn chọn chúng tôi?

Phần 1. Ai học nghề tư vấn tài chính (TVTC)?
http://mocphuckhang.blogspot.com/2018/07/tuyen-nguoi-bao-ve-sinh-menh-phan-1-ai.html

Phần 2. Bạn “mất” gì khi học khởi nghiệp tư vấn tài chính (TVTC)?
https://mocphuckhang.blogspot.com/2018/08/tuyen-nguoi-bao-ve-sinh-menh-phan-2-ban.html

Phần 3. Định giá sinh mệnh: một trò chơi của đạo đức và trí tuệ!

Phần 4. Tại sao bạn chọn chúng tôi?



[5] trích thơ “Tri kỷ thiên niên kỷ” của mộc.thếkhông,
https://mocthekhong.blogspot.com/2018/08/tho-tri-ky-thien-nien-ky.html
[6] trích nhạc “Một lá thư nhạc” của mộc.quốckhanh.
[7] trích nhạc “Lỗi lầm” của Minh Khang.
[8] trích nhạc “Những cơn mưa vô thường” của mộc.quốckhanh.
[9] trích nhạc “Trong tầm mắt đời” của Tú Nhi.
[10] trích nhạc “Tình là sợi tơcủa Anh Bằng.

[11] trích nhạc “Trả nợ tình xa” của Tuấn Khanh.

[12] trích bài “Nhà buôn vàng thích làm nghệ sĩ” của Lệ Chi, https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/nha-buon-vang-thich-lam-nghe-si-2708598.html


No comments:

Post a Comment